Những câu hỏi liên quan
HỒNG NHUNG LÊ
Xem chi tiết
Trần Trang Bt
Xem chi tiết
Trịnh Long
29 tháng 1 2021 lúc 12:13

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

 

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

 

       Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

 

       Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
29 tháng 1 2021 lúc 14:18

* Gợi ý : Đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ như :

- Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ) với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

- Nhân hóa ( chiếc thuyền im .. ) coi sự vật như con người làm sự vật trở nên sinh động,gần gũi hơn 

Bình luận (0)
minh nguyet
29 tháng 1 2021 lúc 14:59

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

 

Người dân chài lưới là những người có làn da rám nắng. Làn da ấy vừa tượng trưng cho sự khỏe khoắn đồng thời cũng gợi ra bao nỗi vất vả, nặng nhọc của họ trong quá trình lao động. 

 
Bình luận (0)
Nguyễn Trung Hiếu
Xem chi tiết
Etermintrude💫
7 tháng 3 2021 lúc 11:34

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

       Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

       Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

       Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

 

Bình luận (0)
Vân Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
25 tháng 2 2022 lúc 9:34

A. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
B. Bài thơ có chứa đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt biểu cảm.
C. Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở câu thơ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Chiếc thuyền có những hoạt động như con người: im, nằm. Ngoài ra, câu thơ "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ." còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Bình luận (0)
Dang Tran
Xem chi tiết
Tô Mì
1 tháng 3 2022 lúc 7:54

      Qua khổ thơ trên, ta nhìn thấy được vẻ mộc mạc, giản dị pha lẫn sự vui mừng khôn xiết của lẫn dân chài lưới và những người dân ở vùng quê nhà sau một chuyến đi đầy lo lắng.

                                      "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng" 

      Ta có thể hiểu được sức bộc lộ, miêu tả tinh tế của tác giả rằng các người dân đi "thăm" các vùng biển xa lạ, thu hoạch nhiều "chiến lợi phẩm" và cũng không kém phần nguy hiểm. Vì sao ? À, đúng vậy, vì có thể họ sẽ gặp những cơn lốc, cơn bão dữ tợn mà thiên nhiên có thể đem đến bất kì lúc nào, và đó cũng chính là lí do tại sao các người dân ở nhà đều lo lắng cho họ.

                                      "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"

      Sự khốn khổ, mệt nhọc và quan tâm gia đình là các anh chị em ở quê nhà đã khiến cho những người dân chài ngoài biển khơi ấy quên đi lo âu, họ chịu khó, chịu đau, chịu thương vì không muốn nhìn cảnh gia đình và bạn bè đói, khát trong nỗi chờ đợi người thân về nhà. Ôi ! Nghe thôi mà thấy đáng thương đến tột cùng, có ai nghe xong mà không thấy cảm thông cho họ chứ ? Mồ hôi nhễ nhại tuôn ra đều đều nhưng họ mặc kệ ! Cái họ quan tâm là sự nhớ thương và tình thương bao la của họ mặc gian khó để có đủ thức ăn và trở về với quê nhà thân thương thuở nào. 

                                           "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                                            Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

     Ngay cả con thuyền cũng mệt như dân chài thế đấy ! Chúng như những con người anh dũng thực thụ, sau một chuyến "công tác" xa nhà mệt mỏi, đương nhiên ai mà chẳng muốn về và nghỉ ngơi thôi nhể ? 

      Chốt lại ngòi bút, khổ thơ trên của Tế Hanh đã đem đến không nhiều thì ít sự thương xót và mang vẻ mộc mạc, vui tươi của cảnh về bến của dân chài lưới. Những đều trên mang cho mọi người nhớ lại cảnh quê hương thiết tha không xiết của mình.

Bình luận (0)
Cao Minh Dương
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
22 tháng 8 2019 lúc 9:22

Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng...

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết...
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương


6-1956

Bình luận (0)
12.Nguyễn Phúc Đạt
Xem chi tiết
hưng phạm
Xem chi tiết
bongg cư tê sgai
Xem chi tiết
Hệ Hệ:))
Xem chi tiết